Ngày12/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP, chính thức triển khai chương trình thí điểm phân cấp trong lĩnh vực công thương trong thời gian hai năm, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Hành động này thể hiện nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả quản trị địa phương và cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI).
Theo đó, một số thẩm quyền quản lý nhà nước trước đây thuộc Bộ Công Thương và các bộ, ngành trung ương sẽ được chuyển giao cho UBND cấp tỉnh. Phạm vi phân cấp bao gồm nhiều mảng quan trọng trong lĩnh vực công thương, cụ thể như:
· Cấp phép cho hoạt động kinh doanh và bán lẻ;
· Thành lập và hoạt động của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
· Đăng ký và thông báo hoạt động thương mại điện tử;
· Phê duyệt các hoạt động xúc tiến thương mại ra nước ngoài.
Chính sách mới được kỳ vọng sẽ góp phần rút ngắn thời gian cấp phép, thúc đẩy quyền quyết định của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường – trong bối cảnh Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, việc phân cấp cũng đặt ra không ít thách thức. Việc áp dụng và diễn giải quy định có thể khác nhau giữa các địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Bản tin pháp lý của chúng tôi sẽ điểm qua các thay đổi chính, những tác động tiềm tàng đối với doanh nghiệp FDI và trong nước, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị thực tiễn nhằm thích ứng hiệu quả với bối cảnh pháp lý mới.
Bài viết được thực hiện bởi Luật sư thành viên Hoàng Nguyễn Hà Quyên, cùng các Cộng sự Nguyễn Duy Thanh và Ngô Thị Phúc Tâm – Law Network& Trust.
Xem toàn bộ bài phân tích tại file bên dưới:
Luật sư Điều hành
Hòa giải viên được CEDR công nhận/ Hòa giải viên VMC